Vì sao MU được gọi là ‘FC tin đồn’ trên thị trường chuyển nhượng?

Nguồn gốc biệt danh ‘FC tin đồn’

‘FC tin đồn’ là cụm từ xuất phát từ một thực tế rằng hiện nay các thông tin chuyển nhượng có liên quan đến Manchester United xuất hiện quá nhiều ở các mặt báo, kênh truyền thông. Thế nhưng, độ xác thực của chúng lại không cao và thiếu cơ sở. Chúng ta đã quá quen với việc đọc những thông tin kiểu MU đang quan tâm đến cầu thủ X, cầu thủ Y sắp đạt thỏa thuận cầu thủ Y, cầu thủ Z sẽ là bom tấn đầu tiên của MU…

ir7RBcldWsV0v7n0Bo4DG4T N9PaGeRBjdMMHFkLjE2oWmmt9uBn5s4Nafg4E2KpHMXV2NNADZOfr97z3JtU1P4UEVj0qDzMTtoI2FG4
Những hình ảnh như này đã không còn quá xa lạ với chúng ta

Và đúng thật là những cầu thủ X,Y,Z có vài người  rời đội bóng chủ quản và trở thành bom tấn thật, nhưng chả mấy ai đến MU cả. Ngay kỳ chuyển nhượng hè nay, rất nhiều thông tin về việc MU muốn mua Jack Grealish hay Harry Kane với mức giá trên trời xuất hiện liên tục. Nhưng thực tế chẳng có lời đề nghị hay liên hệ nào dành cho 2 cầu thủ trên từ phía quỷ đỏ cả.

Đội chủ sân Old Trafford hiện vẫn đang loay hoay với thương vụ Jadon Sancho của Dortmund. Họ đã theo đuổi cầu thủ người Anh đến nay gần… 2 năm rưỡi và bạn thấy đấy, MU vẫn thất thế trên bàn đàm phán và bị Dortmund ép giá mà không hề phản kháng lại được. Vậy tại sao những tờ báo hay kênh truyền thông ở cả Việt Nam và thế giới lại liên tục lôi cái tên MU vào những tin đồn chuyển nhượng mà không phải là những Real Madrid?

Lượng fan hùng hậu của MU khắp thế giới

Đây có lẽ là nguyên nhân chính của sự việc trên. Theo báo cáo Cơ quan nghiên cứu thị trường toàn cầu Kantar vào năm 2019, có khoảng 1,1 tỷ người hâm mộ quỷ đỏ trên toàn thế giới, nhiều gần gấp rưỡi Barcelona (839 triệu fan). Như một lẽ thường tình, chúng ta thường xuyên quan tâm đến những gì liên quan đến đội bóng mà chúng ta yêu thích hơn, vậy nên những tờ báo, kênh truyền thông săm soi và đăng thông tin liên quan đến MU cũng dễ hiểu.

9Zerjlcarjk3yini0RprgXZ80daZPTLSE00bGrJErWPK5
Dù thành tích có sa sút nhưng cái tên MU vẫn cực kỳ có sức hút

Khi mà hiệu quả công việc họ làm, đo bằng số lượt truy cập, lượt xem và số lượng tương tác chứ không phải tính xác thực hay tỉ lệ thành công của các thương vụ tin đồn đó. Ở Việt Nam, dù không có con số chính thức nhưng chắc chắn tỉ lệ những Manucians chắc chắn lớn hơn những đội bóng khác rất rất nhiều.

Bản thân MU là đội bóng chuyển nhượng ‘khó hiểu’

Nếu bạn nghe tin Real Madrid muốn mua Messi hay Arsenal muốn có sự phục vụ của Harry Kane chắc chắn không bao giờ bạn tin và bạn sẽ quy kết tờ báo đó là báo lá cải hay chỉ là một tin tức với mục đích troll của kênh truyền thông. Thế nhưng nếu gán nó cho MU, thì điều đó lại trở nên hết sức bình thường. Lí do là từ quá khứ đến nay, quỷ đỏ luôn có những bản hợp đồng ‘khó hiểu’. 

Năm 2008, đội chủ sân Old Trafford từng bỏ ra tới 7,4 triệu bảng để mang về Bebe, một cầu thủ mà chẳng ai biết anh ta là ai. Thậm chí, chính HLV Ferguson thừa nhận ông chưa từng xem anh ta thi đấu trực tiếp hay qua màn ảnh bao giờ. Mùa hè năm 2019, họ cũng bỏ ra tới 87 triệu bảng để mang về Harry Maguire từ Leicester và trung vệ này thi đấu rất thiếu ổn định. 

L2r95tAZw1W5WifOr0AH0ZR3 XM5 d2Lsetfwjs9nBHqKkeZNjrJtuO5fhtXxNREpL SLY6CnL kC2Ky7KMb8o 5GBwURmz oqft6mf5
Bebe vẫn là thương vụ chuyển nhượng ‘khó hiểu’ bậc nhất lịch sử bóng đá thế giới

Không lâu sau đó, Donny Van de Beek, người chơi trùng vị trí với nhạc trưởng Bruno Fernandes cập bến nhà hát những giấc mơ với gái 39 triệu bảng. Kết quả thì ai cũng biết, tiền vệ người Hà Lan mài quần trên ghế dự bị MU đem tiền đổ sông đổ bể.

Truyền thông Anh và cách trích dẫn thiếu chuyên nghiệp

Ngoại hạng Anh là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới, không chỉ vì họ có những đội bóng lớn, lịch sử lâu đời mà còn do giải đấu này được hậu thuẫn rất tốt bởi truyền thông. Chúng ta không lạ gì với những màn thổi phồng nên mây xanh và ngay sau đó đạp mọi thứ xuống vực sâu của truyền thông xứ sương mù. Manchester United là con cưng của họ, họ luôn tìm mọi cách bới móc, soi tìm từng cử chỉ hành động chỉ cần nó liên quan đến MU. Khi những thông tin đó được đăng tải, rất nhiều tờ báo cũng hùa vào trích dẫn với tiêu đề như: Theo Daily Mail, Theo ESPN…

 Nếu họ trích dẫn đúng nguồn và dịch một cách sát nghĩa thì có thể chấp nhận được. Nhưng rất nhiều tờ báo nhỏ không làm được điều đó và cứ trang nọ lấy thông tin của trang kia, nó tạo thành một chuỗi Domino sai lầm. Hậu quả là người đọc chúng ta không được tiếp cận những thông tin chính xác còn biệt danh ‘FC tin đồn’ của MU ngày càng sẽ ngày càng đúng.

Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của thương hiệu MU. Dù nó khiến đội bóng này và NHM của họ phải đối mặt với những vấn đề khá là ‘hài hước’ như này nhưng đây cũng là gam màu lạ trong bức tranh bóng đá của chúng ta.

Hãy luôn theo dõi Sabasports để cập nhật những thông tin chuyển nhượng nhanh và chính xác nhất.

Nếu các bạn đang có nhu cầu soi kèo hay đặt cược về bóng đá hoặc nhiều lĩnh vực khác, hãy đến ngay với 789bet để tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn nhất ngay hôm nay.

Nguồn bài viết: Vì sao MU được gọi là ‘FC tin đồn’ trên thị trường chuyển nhượng?

Via Sabasports https://sabasports.vn

Comments

Popular posts from this blog

Nhận định Serie A trận Venezia vs Salernitana (23h30 ngày 26/10/2021)

Bảng xếp hạng những câu lạc bộ mạnh nhất châu Âu

Nhận định Anh vs Đan Mạch (2h ngày 8/7): Lịch sử gọi tên ai?